Lý giải về công nghệ sơn tĩnh điện

1012 Lượt xem

Như chúng ta đã biết, công nghệ sơn tĩnh điện đang là một trong những công nghệ phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi. Nhưng ít ai biết chính xác công nghệ này là gì và ưu điểm của nó. Vậy thì, hãy cùng Sevendays lý giải về công nghệ sơn tĩnh điện sau đây nhé! 
 

1. Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là một dạng vật liệu phủ được làm bằng một hợp chất hữu dạng bột được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Sở dĩ được gọi tên là sơn tĩnh điện vì nó sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với chi tiết cần phủ. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột, khi sử dụng bột sơn sẽ được tích một điện tích dương (+) và được đưa qua thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật liệu cần sơn cũng sẽ được tích một điện tích âm (-) nhằm hình thành một lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu, hay còn gọi là liên kết ion. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn sẽ có độ bám dính rất tốt và bền.
 

2. Thành phần của sơn tĩnh điện?

Thành phần công thức của bột sơn sử dụng cho công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, bột màu, chất làm đều màu, và các chất phụ gia khác. Tất cả được trộn lại với nhau và được làm nóng chảy tạo để thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.

Trên thị trường hiện nay có 04 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture) và nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.
 

3. Sơn tĩnh điện có tốt không?

Bột sơn tĩnh điện được sử dụng nhằm bảo vệ các vật liệu thô, máy móc hoặc các chi tiết khó tiếp cận, cho đến các vật dụng gia đình mà bạn vẫn sử dụng hằng ngày. Với phương pháp tích điện cho bột sơn rồi phun trực tiếp lên vật phủ, tạo điều kiện hình thành nên liên kết ion giữa bột sơn với vật liệu phủ, so với liên kết màng của sơn nước thì liên kết ion của sơn tĩnh điện có năng lượng liên kết cao hơn, do đó các vật liệu được sơn tĩnh điện sẽ có độ bám dính tốt hơn.

Các sản phẩm được sơn tĩnh điện có khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu bởi các tác nhân như độ ẩm, hóa chất, ánh sáng và một số điều kiện khắc nghiệt khác. Đồng thời, làm giảm nguy cơ trầy xước, sứt mẻ, trầy xước, ăn mòn, phai màu, và các vấn đề khác. Sơn tĩnh điện còn là một sự lựa chọn hấp dẫn do có lợi thế về bảo vệ môi trường.
 

4. Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

4.1. Về kinh tế

- Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân công. (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động). Với 99% lượng sơn tĩnh điện được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn tĩnh điện được thu hồi để sử dụng lại).

- Không cần sơn lót

- Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.

- Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm

4.2. Về đặc tính sử dụng

- Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.

- Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường

- Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)

4.3. Về chất lượng

- Tuổi thọ thành phẩm lâu dài (> 5 năm)

- Độ bóng cao

- Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.

- Màu sắc phong phú và có độ chính xác …
- Và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy.
 

5. So sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

- Sự khác biệt chính giữa một sơn lỏng thông thường và một lớp phủ sơn tĩnh điện là bột sơn không đòi hỏi một dung môi để giữ cho các chất kết dính và phụ phần trong một dạng lỏng. Các lớp phủ thường sử dụng tĩnh điện và sau đó được nung nóng qua lửa để cho phép nó chảy và tạo thành một "lớp phủ". Nó thường được sử dụng để tạo ra một vật liệu phủ khó khăn hơn so với sơn thông thường. Lớp phủ sơn tĩnh điện có khả năng chống sứt mẻ, trầy xước và ăn mòn.

- Sơn tĩnh điện được sử dụng chủ yếu cho lớp phủ kim loại, chẳng hạn như "đồ điện gia dụng", ô tô, xe tải và phụ tùng xe gắn máy. Nó chiếm hơn 15% tổng thị trường hoàn thiện công nghiệp, sơn tĩnh điện được sử dụng trên một loạt các sản phẩm. Được sử dụng làm chức năng bảo vệ và trang trí, sơn tĩnh điện hầu như có sẵn trong một phạm vi gần như vô hạn của màu sắc và kết cấu, và tiến bộ công nghệ đã dẫn đến tính hiệu suất tuyệt vời.

- Khóa cửa Sevendays sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện nào? 

- Sevendays sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện từ Đức, góp phần đem đến những tính năng vượt trội cho sản phẩm.

 

khóa cửa sevendays

Khóa siêu bền hợp kim Sevendays

tay đa điểm sevendays

Tay đa điểm 360 độ Sevendays 

bản lề sevendays

Bản lề cối Sevendays

 

Trên đây là những lý giải cơ bản về công nghệ sơn tĩnh điệnSevendays đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn! 

 

Tham khảo ngay : Các sản phẩm Sevendays được sản xuất theo công nghệ sơn tĩnh điện của Đức 

Tin liên quan

Khóa Siêu Bền Inox Vĩnh Cửu Đơn Điểm Sevendays là sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu Sevendays, được ưa chuộng bởi độ bền bỉ, an toàn và tính thẩm mỹ cao. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lắp đặt Khóa Siêu Bền Inox Vĩnh Cửu Đơn Điểm Sevendays một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Cửa nhôm Xingfa hiện là dòng cửa rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Do đó nhu cầu lắp đặt khóa hợp kim cho cửa nhôm Xingfa ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy, khóa hợp kim cửa nhôm Xingfa nên sử dụng hãng nào tốt? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên và đưa ra những gợi ý hữu ích.

Tay cài cửa sổ không chỉ đơn thuần là bộ phận để mở đóng cửa mà còn là điểm nhấn thẩm mỹ cho ngôi nhà. Việc lựa chọn một chiếc tay cài phù hợp không chỉ đảm bảo tính an toàn mà còn góp phần tạo nên không gian sống hoàn hảo. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố cần cân nhắc khi chọn mua tay cài cửa sổ.